Mục lục
1 Hình chóp đều là gì? Hình chóp đa giác đều2 Lý thuyết hình chóp tam giác đều là gì?3 Lý thuyết hình chóp tứ giác đều là gì?Hình chóp đều là gì? Hình chóp đa giác đều
Định nghĩa hình chóp đều là gì?
Hình chóp đều (hình chóp đa giác đều) là hình chóp có các mặt bên là tam giác cân, và đáy là hình đa giác đều (tam giác đều, hình vuông,…)
Tính chất: Chân đường cao của hình chóp đa giác đều là tâm của đáy.
Bạn đang xem: Thế nào là hình chóp đều
Như vậy, để một hình chóp là hình chóp đều cần thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Đáy của hình chóp đó là đa giác đều (tam giác đều, hình vuông, …)Chân đường cao của hình chóp chính là tâm của đáyMột số thuật ngữ quan trọng liên quan
Tâm của tam giác đều chính là giao điểm 3 đường trung tuyến, cũng là đường cao, trung trực và phân giác trong.Tâm của hình vuông chính là giao điểm hai đường chéo của nó.Hình chóp tam giác đều chính là hình chóp đều mà có đáy là tam giác (mặt bên là tam giác cân, chưa đều).Hình chóp tứ giác đều chính là hình chóp đều mà có đáy là tứ giác (lúc này đáy là hình vuông, mặt bên là tam giác cân).Công thức tính thể tích hình chóp đều
Thể tích hình chóp đều: \(V = \frac{1}{3}.S.h\)
Trong đó: S là diện tích đáy, h là chiều cao
Thể tích hình chóp cụt đều: \(V = \frac{1}{3}.h.(B + B’ + \sqrt{B.B’})\)
Trong đó:
B và B’ lần lượt là diện tích của đáy lớn và đáy nhỏ của hình chóp cụt đều.
h là chiều cao (khoảng cách giữa 2 mặt đáy).
Diện tích xung quanh của hình chóp đều

Lý thuyết hình chóp tam giác đều là gì?
Định nghĩa hình chóp tam giác đều là gì?
Hình chóp tam giác đều là hình chóp có đáy là tam giác đều, các mặt bên (hoặc cạnh bên) bằng nhau.

Tính chất hình chóp tam giác đều
Đáy là tam giác đềuTất cả các cạnh bên bằng nhauTất cả các mặt bên là các tam giác cân bằng nhauChân đường cao trùng với tâm mặt đáy (Tâm đáy là trọng tâm tam giác ABC)Tất cả các góc tạo bởi cạnh bên và mặt đáy đều bằng nhauTất cả các góc tạo bởi các mặt bên và mặt đáy đều bằng nhau.***Lưu ý:
Tâm của tam giác đều là giao điểm 3 đường trung tuyến, cũng là đường cao, trung trực và phân giác trong.Tâm của hình vuông chính là giao điểm hai đường chéo.Thể tích hình chóp tam giác đều
Cách tính thể tích hình chóp tam giác đều SABC là \(V_{SABC} =\frac{1}{3}.S_{\Delta ABC}.SO\)
Trong đó: \(S_{\Delta ABC}\) là diện tích đáy tam giác đều ABC.
SO là đường cao kẻ từ S xuống tâm O mặt đáy ABC.
Ví dụ 1: Cho hình chóp tam giác đều SABC cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Chứng minh rằng chân đường cao kẻ từ S của hình chóp là tâm của tam giác đều ABC. Tính thể tích chóp đều SABC .

Cách giải
Dựng \(SO \perp \Delta ABC\), Ta có SA = SB = SC suy ra OA = OB = OCVậy O là tâm của tam giác đều ABC.Ta có: \(AO=\frac{2}{3}AH=\frac{2}{3}\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{3}\)
Tam giác ABC đều nên tam giác SAO vuông có: \(SO^{2}=SA^{2}-OA^{2}=\frac{11a^{2}}{3}\)
=> \(SO=\frac{a\sqrt{11}}{\sqrt{3}}\)=> \(V=\frac{1}{3}S_{\Delta ABC}.SO=\frac{a^{3}\sqrt{11}}{12}\)
Lý thuyết hình chóp tứ giác đều là gì?
Định nghĩa hình chóp tứ giác đều là gì?
Hình chóp tứ giác đều là hình chóp có đáy là hình vuông và đường cao của chóp đi qua tâm đáy (giao của 2 đường chéo hình vuông)

Tính chất hình chóp tứ giác đều
Đáy là hình vuông.Tất cả các cạnh bên bằng nhau.Tất cả các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau.Chân đường cao trùng với tâm mặt đáy.Tất cả các góc tạo bởi cạnh bên và mặt đáy bằng nhau.Tất cả các góc tạo bởi các mặt bên và mặt đáy đều bằng nhau.Thể tích hình chóp tứ giác đều
Thể tích hình chóp tứ giác đều SABCD là: \(V=\frac{1}{3}.S_{ABCD}.SO\)Trong đó: \(S_{ABCD}\) là diện tích hình vuông ABCD
SO là đường cao kẻ từ O xuống tâm đáy ABCD
Ví dụ 2: Cho khối chóp tứ giác SABCD có tất cả các cạnh có độ dài bằng a. Chứng minh rằng SABCD là chóp tứ giác đều. Tính thể tích khối chóp SABCD.
Xem thêm: Bằng Tóm Tắt Công Thức Toán Lớp 2 Ngắn Gọn, Dễ Học, Tổng Hợp Kiến Thức Toán Lớp 2 Ngắn Gọn, Dễ Học

Cách giải
Dựng \(SO \perp (ABCD)\)
Ta có SA = SB = SC = SD nên OA = OB = OC = OD
=> ABCD là hình thoi có đường tròn ngoại tiếp nên ABCD là hình vuông .Ta có \(SA^{2}+SB^{2}=AB^{2}+BC^{2}=AC^{2}\) nên \(\Delta ASC\) vuông tại S
=> \(OS=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
=>\(V=\frac{1}{3}.S_{ABCD}.SO=\frac{1}{3}.a^{2}.\frac{a\sqrt{2}}{2}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{6}\)