Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Bạn đang xem: Z của o


*

I. Nguyên tắc sắp xếp

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

- Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

- Các nguyên tố có số e hóa trị bằng nhau được xếp thành 1 cột

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1.Ô nguyên tố

Ô nguyên tố = Số thứ tự = Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố.

Ví dụ:(Al) chiếm ô 13 trong bảng tuần hoàn, vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố Al là 13, số đối với điện tích hạt nhân là 13, hạt nhân có 13 proton và vỏ nguyên tử của Al có 13 electron.

2. Chu kỳ

a. Khái niệm

- Chukì dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

b. Phân loại

- Các chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.

- Các chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

c. Nhận xét

- Chukì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7).

- Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì. Các chu kì được đánh số từ 1 đến 7.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

+ Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là H (Z = 1), 1s1và He (Z = 2), 1s2.Nguyên tử của hai nguyên tố này chỉ có 1 lớp electron, đó là lớp K.

+ Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là Li (Z = 3), 1s22s1và kết thúc là Ne (Z = 10), 1s22s22p6.Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron: lớp K (gồm 2 electron) và lớp L. Số electron của lớp L tăng dần từ 1 ở liti đến tối đa là 8 ở neon (lớp electron ngoài cùng bão hoà).

+ Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Na (Z = 11), 1s22s22p63s1và kết thúc là Ar (Z = 18), 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử của các nguyên tố này có 3 lớp electron: lớp K (2 electron), lớp L (8 electron) và lớp M (8 electron). Số electron của lớp M tăng dần từ 1 ở natri đến tối đa là 8 ở agon (lớp electron ngoài cùng bền vững). Bảng dưới đây cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3.

Chukì 2

Li

Be

B

C

N

O

F

Ne

Chukì 3

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar

Số electron ở lớp ngoài cùng

1

2

3

4

5

6

7

8


+ Chukì 4 và chu kì 5: Mỗi chu kì đều có 18 nguyên tố, bắt đầu là một kim loại kiềm (K (Z = 19): 4s1và Rb (Z = 37): 5s1), kết thúc là một khí hiếm (Kr (Z = 36): 3d104s24p6và Xe (Z = 54): 4d105s25p6).

+ Chukì 6: Có 32 nguyên tố, bắt đầu từ kim loại kiềm Cs (Z = 55), 6s1và kết thúc là khí hiếm Rn (Z = 86), 4f145d106s26p6.

+ Chu kì 7: Chưa hoàn thành (Chu kỳ dở dang).

3. Nhóm nguyên tố

a. Khái niệm

-Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

b. Phân loại

- Nhóm A đánh số từ IA đến VIIIA

- Nhóm B đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn (xem Bảng tuần hoàn).

c. Nhận xét

- Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

- Ngoài cách chia các nguyên tố người ta còn chia chúng thành các khối như sau:

- Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA (được gọi là nhóm kim loại kiềm) và nhóm IIA (được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ).

Thí dụ:

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1; Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2;

- Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

- Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B.

- Khối nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp ở hai hàng cuối bảng.

Xem thêm: Tổng Hợp Đề Thi Hsg Tin 9 Cấp Huyện Có Đáp Án Mới Nhất, Đề Thi Hsg Lớp 9 Môn Tin

- Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng


LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC